Sôi động thì trường chè

 Khi các nhà sản xuất chè đang gặp khó khăn để đáp ứng nhu cầu thế giới ngày càng cao, giá mặt hàng này đang có chiều hướng gia tăng.
Nếu như chè được thưởng thức trong sự sự tĩnh lặng, thì thị trường chè lại rất sôi động. Hai năm qua, những người trồng chè và các nhà kinh doanh chè đang gặp khó khăn khi phải đối mặt với sản lượng thất thường, trong khi giá chè tăng trên thị trường thế giới. Doanh thu của ngành này chè đã đạt 25 tỷ Euro, với sản lượng đạt 3,7 triệu tấn.

Bước vào vụ thu hoạch 2011 dự kiến trong tháng 5 tại Kenya (nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới, chiếm 10% thị phần) như tại Trung Quốc và Ấn Độ ( hai nước sản xuất lớn nhất thế giới), các chuyên gia trong nghành đang đặt ra nhiều câu hỏi: Sản lượng chè thu hoạch được bao nhiêu? Giá cả sẽ diễn biến thế nào?

Tại Mombasa (Kenya) giá 1 kg chè đen, vốn được giao dịch với giá dưới 2 USD trong 1/4 thế kỷ, đã bắt đầu tăng lên từ 2008. Từ 2010, giá chè đen dao động trong khoảng từ 3-4 USD/kg. Xu hướng tương tự đang diễn ra tại Ấn Độ và Sri Lanka. Đối với giá chè xanh, giá bán đã tăng gần 20% trong năm 2010. Chè đen (80% tiêu dùng thế giới) được đánh giá cao tại Ai Cập và phía Nam Xahara, chè xanh được tiêu thụ mạnh tại Marocco và Algeria.

Nguyên nhân chính khiến giá chè tăng là hạn hán và ngập lụt diễn ra tại nhiều nước sản xuất truyền thống như Kenya, Ấn Độ, Trung Quốc. Hạn hán ở Trung Quốc trong năm 2010 đã làm cho sản lượng chè giảm tới 70%. Ông Kaison Chang, thư ký nhóm liên chính phủ về chè của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết chè vô cùng nhạy cảm với khí hậu ẩm ướt và nắng. Nhiệt độ tăng nhẹ hay mưa nhiều có thể khiến cho mùa màng thất bát.

Những tập đoàn lớn trong nghành chè quy tội cho…biến đổi khí hậu. Để có thể thích ứng, Unilever, chủ sở hữu của nhãn hàng Lipton (chiếm 15% thị phần thế giới), Associated British Food (với nhãn hiệu Twinings, chiềm 6% thị phần thế giới), hay Finlays cũng như McLeod Russel (Ấn Độ) đang tìm cách đa dạng hoá nguồn cung vốn quá phụ thuộc vào các nước sản xuất truyền thống. Ông Richard Darlington, Giám đốc phụ trách bán buôn của tập đoàn Finlays (Anh), nói: "Chúng tôi không có dự định mở rộng diện tích trồng chè tại Kenya", mà chuyển sang các nước Tây Phi láng giềng như Ruanda, Burundi, Uganda vốn được xem là ít bị tác động hơn bởi nạn hạn hán.

Tìm cách tăng sản lượng chè bên ngoài Ấn Độ từ 25% lên 50% từ nay đến 2015, tập đoàn McLeod Russel đã tăng diện tích trồng chè tại Uganda. Ngày 1/4 vừa qua, tập đoàn này đã ký hợp đồng mua của Gisovu Tea Garden (Ruanda) thêm 20.000 tấn chè, nâng sản lượng hiện nay lên 100.000 tấn ... Về ngắn hạn, vụ thu mua này sẽ làm giảm giá chè, vốn đang có xu hướng chỉ tăng. Vì cần phải mất 3 năm để có vụ mùa đầu tiên được đem ra kinh doanh cho lần trồng mới. Và trên hết là thế giới muốn tiêu thụ nhiều chè hơn. Đó là trường hợp của Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Ai Cập, Sudan và Pakistan.

Thậm chí, để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định với giá cả hợp lý, ngay từ giữa thập niên 1990, Unilever- tập đoàn chế biến thực phẩm hàng đầu thế giới và là chủ sở hữu thương hiệu chè Lipton – đã  tập trung phát triển các đồn điền chè ở Kericho (Kenya) trên tinh thần thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người trồng chè. Sản phẩm chè của Unilever đã được công ty Rainforest Alliance, chuyên về phát triển nông nghiệp bền vững, cấp giấy chứng nhận chất lượng quốc tế. Trên 50% sản phẩm chè Lipton Vàng - sản phẩm được sử dụng nhiều nhất trên thế giới - được sản xuất từ nguyên liệu chè của vùng này. Từ nay đến 2015, Unilever dự tính không chỉ phát triển mô hình này ở Kenya, mà cả ở Tanzania, Malawi, Indonesia, Ấn Độ, Argentina, Sri Lanka.

Theo các chuyên gia kinh tế quốc tế, đây là một mô hình đáng để các tập đoàn phân phối chè trên thế giới tham khảo và phát triển nhằm bảo đảm tính ổn định và lâu dài cho thị trường đầy triển vọng này.

© Copyright 2020 - 2022 tramanhtea-coffee.com, all rights reserved

Thiết kết website Webso.vn